Thu Dau Mot University Journal of Science


Search Papers

Choose the options

Select form Topic

AND

Select Year

And type your research interest


17 papers


Từ hơn mười năm qua, Quỹ Bertelsmann thực hiện dự án đánh giá quản trị bền vững cho các nước thuộc khối EU và OECD mang tên “Chỉ báo quản trị bền vững” (SGI). Dự án dựa trên một khung đánh giá quản trị bền vững có chất lượng cao về lý thuyết và đo lường thực nghiệm. Bài viết này giới thiệu khung lý thuyết của SGI, tập trung vào hợp phần chính sách xã hội, kết quả đánh giá thành quả chính sách xã hội năm 2018 do dự án thực hiện và gợi ý khả năng ứng dụng khung lý thuyết SGI vào phân tích chính sách xã hội và hành chính công ở Việt Nam.
Đề xướng CDIO hay sáng kiến CDIO (Conceive Design Implement Operate) là một dự án quốc tế lớn nhằm cải cách chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của các trường kỹ thuật bậc đại học. Còn AUN-QA (ASEAN Uni versity Network – Quality Assurance) là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo của các trường đại học Đông Nam Á. Từ năm 2013 cho tới nay, trường Đại học Thủ Dầu Một đã ứng dụng không ngừng những tiêu chuẩn và tiêu chí của cả CDIO và AUN vào việc xây dựng chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm định chất lượng đào tạo để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của những sản phẩm đầu ra, đáp ứng yêu cầu xã hội và hội nhập khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo. Ngành Quốc tế học tuy mới được thành lập ở trường Đại học Thủ Dầu Một từ 2019, nhưng cũng đã áp dụng rất triệt để bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN từ khâu lập đề án mở ngành cho tới xây dựng đề cương giảng dạy, tuyển sinh đầu vào và đổi mới phương pháp dạy – học. Bài tham luận của chúng tôi sẽ tập trung vào sự kết hợp xây dựng chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy theo những bộ tiêu chuẩn CDIO và AUN mà chúng tôi đã và đang áp dụng triển khai có hiệu quả ở ngành Quốc tế học.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang ảnh hưởng trực tiếp đến từng cá thể, gia đình, doanh nghiệp và đặc biệt chịu ảnh hưởng lớn nhất chính là môi trường giáo dục - nơi trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp 4.0. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập mạnh mẽ với khu vực và quốc tế, việc xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn AUN-QA có một ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của quá trình hội nhập và phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Cách mạng này vừa tạo ra những thời cơ, vừa đặt giáo dục đại học Việt Nam trước những thách thức mới diễn ra ngày càng nhanh. Đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học ở Việt Nam phải tiên phong trong nhận thức và hành động của mình để thích ứng với cuộc cách mạng này.Từ việc đánh giá vai trò của đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên trong trường đại học hiện nay, tác giả bài viết đã đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên trong trường đại học đáp ứng yêu cầu đào tạo theo chuẩn AUN-QA đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Vận dụng và cải tiến các hình thức học và dạy học theo hướng tích cực luôn là những hoạt động thiết yếu trong việc cải thiện chất lượng đào tạo theo CDIO. Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các ưu và khuyết điểm của việc học tập cá nhân cũng như học tập nhóm trong trường Đại học dựa trên một loạt các quan sát, phỏng vấn và thảo luận nhóm, qua đó đề xuất một số phương pháp để nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên trong các môn học và làm đồ án. Mặc dù tất cả chúng ta đều nhận thức rõ ràng việc học tập nhóm đem lại những hiệu quả rõ rệt, nhưng kết quả là luôn có sự khác biệt trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ giữa các sinh viên có trình độ kiến thức và tư duy không đồng đều nhau. Do đó, vấn đề trọng tâm được đặt ra là phát triển các kỹ năng giao tiếp cá nhân trong việc xây dựng nhóm. Việc tập trung vào thảo luận nhóm được theo dõi thông qua việc lấy ý kiến của từng sinh viên cuối cùng cũng đã cho thấy những phản hồi tích cực mặt dù vẫn còn một số sinh viên cho rằng phương pháp mới đòi hỏi họ phải dành nhiều thời gian hơn so với cách học bình thường, Tuy nhiên quan trọng hơn, từ việc lấy ý kiến này, chúng tôi cũng thu nhận được thêm một số phương pháp học tập mới cũng như cách thức tự hoàn thiện bản thân từ chính các sinh viên của chúng tôi.
Đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội là mục tiêu chung của các cơ sở giáo dục. Trường ĐH Thủ Dầu Một triển khai áp dụng đề xướng CDIO để xác định chuẩn đầu ra (CĐR) cho các ngành đào tạo, trong đó chú trọng năng lực về thực hành nghề nghiệp cho sinh viên (SV) là CĐR quan trọng. Có thể nói, tiếp cận CDIO là một giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa giảng dạy và thực tiễn. Tuy nhiên, nó đã đặt ra cho cả người dạy và người học những thách thức lớn. Bài viết trình bày thực trạng về năng lực nghề của SV nhóm ngành công nghệ thông tin (CNTT) và nêu lên một số giải pháp đã thực hiện tại Viện Kỹ thuật Công nghệ nhằm nâng cao năng lực thực hành nghề nghiệp cho SV đáp ứng yêu cầu của xã hội.
Bắt đầu từ Năm học 2014-2015, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã triển khai xây dựng chương trình đào tạo theo CDIO đồng bộ cho tất cả các nhóm ngành (trong đó có ngành Sư phạm Lịch sử, một trong những ngành quan trọng của Nhà trường). Dạy học theo hướng tiếp cận CDIO là một điều kiện tiên quyết để Nhà trường đi đúng hướng trong quá trình phát triển theo đúng mục tiêu của Trường. Trên tinh thần tiếp cận CDIO, nhà trường và chương trình đào tạo (CTĐT) sư phạm lịch sử lựa chọn xây dựng chương trình theo chuẩn AUN-QA không chỉ đem lại lợi ích cho nhà trường, sinh viên mà cả người sử dụng lao động. Qua hơn 5 năm triển khai xây dựng chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử theo hướng tiếp cận CDIO và chuẩn AUN-QA nhà trường đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận để lại nhiều kinh nghiệm quý giá trong quá trình xây dựng và phát triển CTĐT. Đặc biệt tháng 2/2020, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã công nhận CTĐT Sư phạm Lịch sử là một trong bốn CTĐT của Trường đã đạt được các tiêu chí của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng CTĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Kiểm tra đánh giá là khâu then chốt cuối cùng của qúa trình dạy học. Đây cũng là khâu quan trọng tác động lớn đến quá trình nâng cao chất lượng đào tạo. Việc kiểm tra đánh giá khách quan, nghiêm túc, đúng cách, đúng hướng sẽ là động lực mạnh mẽ khích lệ sự vươn lên trong học tập của sinh viên, thúc đẩy sự tìm tòi sáng tạo không ngừng của sinh viên. Nội dung bài viết này đề cập thực trạng hệ thống đánh giá kết quả ở Trường Đại học Thủ Dầu Một, qua đó đề xuất biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
Giáo dục thế kỷ XXI được xem là một cuộc cách mạng trong bối cảnh toàn cầu hoá (TCH), giáo dục để con người trưởng thành, và giáo dục bậc cao học vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các trường đại học. Thiết kế một chương trình đào tạo làm sao để đảm bảo chất lượng đầu ra phù hợp với tiêu chí của nhà trường, của quốc gia và quốc tế, đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất đạo đức nghề, năng lực làm việc chuyên nghiệp và khả năng nghiên cứu độc lập đối với chương trình đào tạo thạc sĩ Công tác xã hội (CTXH) là một thách thức rất lớn. Tiếp cận xây dựng chương trình theo CIDO là một phương pháp tiếp cận khoa học, hiện đại và có tính đảm bảo chất lượng cao đáp ứng với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực hiện nay. Điểm mạnh của chương trình đào tạo CTXH được xây dựng dựa trên chuẩn đầu ra phù hợp với mục tiêu đào tạo cho người học nâng cao tay nghề CTXH, có khả năng quản trị và nghiên cứu độc lập trong chuyên ngành CTXH. Điểm mạnh trong chương trình khoá 2020-2022 còn được nhấn mạnh về chính sách hỗ trợ học viên nghiên cứu khoa học độc lập có kinh phí và chính sách khen thưởng quy định bằng văn bản.
Bài báo này đề cập đến chương trình đào tạo sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử kéo dài 4 năm đã được triển khai tại trường Đại học Công nghệ Đồng Nai. Các sinh viên phát triển kiến thức và kỹ năng từ người mới học điện tử trở thành người có kinh nghiệm như các nhà thiết kế mạch. Chương trình đào tạo mang tính định hướng cao và tất cả các học phần đều tập hợp xung quanh một bộ tiêu chuẩn đã được xem xét kỹ lưỡng. Chương trình đào tạo đặt trọng tâm vào bốn dự án thiết kế – triển khai (dự án kỹ thuật, dự án kỹ thuật đa ngành, thực tập chuyên ngành và khóa luận tốt nghiệp) và tuân thủ đúng các nguyên tắc CDIO (Conceive – Design – Implement – Operate: Hình thành – Thiết kế – Triển khai – Vận hành). Ở năm đầu tiên, dự án có độ khó thấp, thách thức tăng lên đáng kể trong những năm tiếp theo. Sinh viên học được rằng thiết kế sản phẩm là một quá trình lặp đi lặp lại ở các cấp độ khác nhau. Các đánh giá đã chứng minh rằng sinh viên không chỉ nhận thức được các nguyên tắc CDIO mà còn bị thuyết phục bởi chất lượng đào tạo khi tuân theo các tiêu chuẩn này.
Quốc tế hóa là xu hướng tất yếu của hệ thống giáo dục đại học, có tầm quan trọng chiến lược đối với các tổ chức giáo dục đại học trên toàn thế giới. Tại Việt Nam quốc tế hóa giáo dục đại học nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước và xã hội. Quá trình quốc tế hóa trong bối cảnh CDIO chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho các cơ sở giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo và tiếp cận với mô hình quản trị giáo dục tiên tiến. Bài báo này trình bày về các hoạt động hướng đến quốc tế hóa được phân phối trên 12 tiêu chuẩn CDIO hiện có. Bên cạnh đó cũng trình bày những kiến nghị chính sách quốc tế hóa giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời công nghệ 4.0.
Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đạt được những kết quả khá toàn diện, quy mô phát triển nhanh và đúng hướng. Trong quá trình xây dựng và phát triển, Trường Đại học Thủ Dầu Một luôn coi việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ sống còn và cũng là trọng trách của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo (CTĐT) theo hướng tiếp cận CDIO và chuẩn AUN-QA thể hiện quyết tâm của Trường Đại học Thủ Dầu Một trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, xây dựng thương hiệu uy tín, cạnh tranh, nhằm tạo ra một thế hệ sinh viên bản lĩnh, tự tin và đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đây là bước khởi đầu quan trọng trong lộ trình dài phía trước, đòi hỏi sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể đội ngũ cán bộ giảng viên, nhân viên và sinh viên Nhà trường để đạt được mục tiêu chiến lược trở thành trường đại học thông minh có uy tín trong nước và quốc tế, vào tốp 200 đại học tốt nhất châu Á.
Bài viết này trình bày về cộng đồng giảng dạy học tập tích cực được tạo ra để hỗ trợ việc thực hiện giai đoạn cải cách chương trình giảng dạy theo mô hình CDIO. Cộng đồng mở cửa cho tất cả các giảng viên kỹ thuật. Cộng đồng giảng dạy này khuyến khích việc sử dụng học tập tích cực và công nghệ thông tin trong lớp học và cung cấp cho người hướng dẫn một khuôn khổ ngang hàng để hỗ trợ họ trong khi hình thành, thiết kế, thực hiện và đánh giá những đổi mới trong dạy học. Nó tuân theo một mô hình hỗ trợ việc chuyển giao các kinh nghiệm thành công qua các khóa học trong một chương trình và cả các chương trình kỹ thuật. Một trong những thành tựu chính là giúp cải thiện giao tiếp và tăng cường hợp tác giữa các giảng viên, được hỗ trợ trong việc giám sát và đánh giá việc thực hiện cải cách chương trình giảng dạy, được truyền cảm hứng nghiên cứu về giáo dục kỹ thuật giữa các thành viên và đóng góp cho khoa kế hoạch phát triển mà họ đang được thực hiện.
Đảm bảo chất lượng là sự cải tiến liên tục, có hệ thống, có cấu trúc đến chất lượng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng. Hệ thống đảm bảo chất lượng bao gồm 02 yếu tố: Đảm bảo chất lượng bên ngoài là đề cập đến hệ thống đảm bảo chất lượng được vận hành bởi các tổ chức ở bên ngoài các cơ sở giáo dục; Đảm bảo chất lượng bên trong đề cập đến hệ thống đảm bảo chất lượng được thiết lập và vận hành bởi chính các cơ sở giáo dục đại học. Nói cách khác, cơ sở giáo dục đại học đóng vai trò chính trong hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong. Nhưng để đảm bảo chất lượng, một trong những đòi hỏi quan trọng là trường đại học phải xây dựng và phát triển một hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong (Internal Quality Assurance: IQA). Chính vì vậy, bài viết này nhằm mục đích thảo luận những vấn đề cơ bản về IQA trong giáo dục đại học; những vấn đề từ thực tiễn triển khai IQA tại Trường Đại học Thủ Dầu Một sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, xác định những định hướng trong công tác Đảm bảo chất lượng của nhà Trường giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến 2030.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ, hơn bao giờ hết ngành giáo dục đứng trước những thuận lợi và thách thức vô cùng to lớn. Thuận lợi đó chính là sự hỗ trợ từ công nghệ, nguồn học liệu đa dạng. Tuy nhiên khó khăn là ngành giáo dục phải làm sao để tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Được thành lập từ năm 2009 đến nay Trường Đại học Thủ Dầu Một cũng không tránh được những khó khăn chung đó và nhà trường đã có những thay đổi không ngừng để bắt kịp tình hình mới. Trong bối cảnh đó bài viết phân tích những thuận lợi và khó khăn của giảng viên đại học Thủ Dầu Một trong việc tích hợp đề cương theo hướng CDIO và AUN như là một trong những giải phải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy của Trường Đại học Thủ Dầu Một.

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP THEO DỰ ÁN KẾT HỢP LÀM VIỆC NHÓM

Thái Hùng Cường, Võ Thanh Tùng, Võ Hồng Ngân, Nguyễn Xuân Toại, Nguyễn Thị Hiền, Lê Xuân Vịnh
Mục đích của nghiên cứu này là khám phá xem liệu các kỹ năng cần thiết mà chúng tôi cố gắng phát triển thông qua các dự án CDIO có thể đủ được sinh viên công nhận và liệu mức độ tin cậy của sinh viên có phù hợp với nhận thức của giảng viên về những kỹ năng đó. Trong hơn hai năm học thiên về kiến thức đại cương và lý thuyết chuyên ngành, sinh viên sẽ trải qua trong năm học cuối cùng của mình để hoàn thành tấm bằng. Các chương trình kiểm tra này nhằm mục đích để đạt được mức độ tự tin về các kỹ năng liên quan đến các tiêu chuẩn CDIO. Sinh viên cũng được đánh giá về các kỹ năng bằng dự án học tập của họ ở bài kiểm tra. Kết quả cho thấy trong hầu hết các trường hợp, học sinh tự tin vào khả năng của chính họ hơn là giảng viên nhận thấy khả năng của họ. Chúng tôi cũng đã khám phá những yếu tố khác ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng của sinh viên. Các yếu tố bao gồm cả việc họ tích cực sử dụng theo quy trình CDIO. Chúng tôi kết luận rằng sinh viên gặp khó khăn trong việc chuyển giao giữa kỹ năng làm việc nhóm sang làm việc cá nhân trong việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp cá nhân và sự can thiệp của giảng viên có thể đưa kỳ vọng và sự tự tin của họ lên mức thực tế hơn, đồng thời hỗ trợ sự chuyển đổi giữa các kỹ năng làm việc của sinh viên.
Ngày nay, do những tiến bộ không ngừng về công nghệ, kinh tế và xã hội cũng như các yêu cầu ngày càng cao từ các doanh nghiệp đối với các sinh viên mới ra trường, các trường đại học đang đối mặt với những thách thức phải nâng cao chất lượng đào tạo. Với nguồn lực hạn chế, các trường đại học của Việt Nam cần chọn giải pháp phù hợp nhất là tái cấu trúc các chương trình đào tạo. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc tái cấu trúc chương trình đào tạo hiện nay là chuyển chương trình đào tạo từ định hướng nội dung (Content Based) sang định hướng đầu ra (Outcomes Based). Bài báo này chia sẻ một số khía cạnh về việc áp dụng C-D-I-O như là bối cảnh, vận dụng CDIO và OBE như là triết lý và công cụ để triển khai, cũng như sử dụng định hướng kiểm định ABET và các kiểm định khác như là động lực nhằm cải tiến chương trình đào tạo đáp ứng các nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
Quá trình đổi mới toàn diện và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam được đánh giá là một xu thế tất yếu, mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các ngành kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động. Nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thích ứng và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải không ngừng đổi mới, cải tiến chương trình đào tạo, phương pháp tiếp cận và giảng dạy. Qua đó thu hẹp khoảng cách giữa chất lượng đào tạo và nhu cầu của các doanh nghiệp. Song song với đó, về phía người học cần nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động lĩnh hội tri thức, bổ sung và rèn luyện kỹ năng, để sau quá trình đào tạo sẵn sàng và đáp ứng được các tiêu chuẩn về năng lực làm việc của doanh nghiệp. Bài viết tập trung vào thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một và đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng mềm đạt chuẩn đầu ra theo CDIO.

Publication Information

Publisher

Thu Dau Mot University, Viet Nam

Honorary Editor-in-Chief and Chairman of the Editorial Board

Assoc. Prof. Nguyen Van Hiep

Deputy Editor-in-Chief

PhD. Trần Hạnh Minh Phương
Thu Dau Mot University

Editorial Board

Prof. Tran Van Doan
Fujen University, Taiwan
Prof. Zafar Uddin Ahmed
Vietnam National University Ho Chi Minh City

Prof.Dr. Phillip G.Cerny
The University of Manchester, United Kingdom
Prof. Ngo Van Le
University of Social Sciences and Humanities (VNU-HCM)

Prof. Bui The Cuong
Southern Institute of Social Sciences​​​​​​​
Prof. Le Quang Tri
Can Tho University

Assoc. Prof. Nguyen Van Duc
Animal Husbandry Association of Vietnam
Assoc. Prof. Ted Yuchung Liu
National Pingtung University, Taiwan

PhD. Anita Doraisami
Economics Monash University, Australia
Prof. Dr. Andrew Seddon
Asia Pacific University of Technology & innovation (APU)

Assoc. Prof. Le Tuan Anh
Thu Dau Mot University
Prof. Abtar Darshan Singh
Asia Pacific University, Malaysia

Prof.Dr. Ron W.Edwards
The University of Melbourne, Australia
Assoc. Prof. Hoang Xuan Nien
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Duc Nghia
Vietnam National University Ho Chi Minh City
PhD. Bao Dat
Monash University (Australia)

PhD. Raqib Chowdhury
Monash University (Australia)
PhD. Nguyen Hoang Tuan
Thu Dau Mot University

PhD. Nguyen Thi Lien Thuong
Thu Dau Mot University

Assistant

Nguyen Thi Man
Thu Dau Mot University